Môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi đáng chú ý và chiến lược ôn tập hiệu quả

Môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi đáng chú ý và chiến lược ôn tập hiệu quả

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đề thi Vật lí THPT 2025 có nhiều điểm đổi mới nhằm đánh giá toàn diện năng lực của học sinh. Cô Phạm Minh Nguyệt, giáo viên Trường THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội), đã đưa ra những nhận định cụ thể về cấu trúc đề thi mới cũng như hướng dẫn thí sinh cách ôn luyện hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đánh giá năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi đáng chú ý và chiến lược ôn tập hiệu quả
Môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi đáng chú ý và chiến lược ôn tập hiệu quả

Cấu trúc đề thi Vật lí THPT 2025: Hiểu đúng để đạt điểm cao

Cấu trúc đề thi Vật lí THPT 2025 bao gồm 3 dạng câu hỏi chính: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn. được xây dựng theo định hướng đánh giá năng lực, bám sát chương trình GDPT 2018. Đề gồm 40 lệnh hỏi (tương ứng với 28 câu hỏi), thực hiện trong 50 phút, phân bố đều theo ba thành phần năng lực: nhận thức vật lí (42,5%), tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí (12,5%), và vận dụng kiến thức, kỹ năng (45%).

Định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2028, được thể hiện qua bảng năng lực, cấp độ tư duy như sau:

Thành phần năng lực Cấp độ tư duy Tổng
Phần I Phần II Phần III
Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng
Nhận thức vật lí 7 1 2 1 2 1 1 1 1 17
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí 1 1 2 1 5
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 5 1 4 4 1 2 18
Tổng 9 6 3 6 4 6 1 2 3 40
Tỷ lệ 22,5% 15% 7,5% 15% 10% 15% 2,5% 5% 7,5% 100%
Điểm tối đa 4,5 4 1,5 10

Tỷ lệ các cấp độ tư duy gồm: biết (40%), hiểu (30%), vận dụng (30%). Cấu trúc đề gồm ba dạng thức chính:

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Gồm 18 câu hỏi với 4 phương án, chọn 1 đáp án đúng. Đây là dạng phổ biến trong nhiều năm, chiếm 45% số lệnh hỏi. Thí sinh được 0,25 điểm cho mỗi câu đúng, các câu phân bố theo ba cấp độ tư duy với tỷ lệ: biết (23%), hiểu (15%), vận dụng (8%).

Câu hỏi đúng/sai:
Gồm 4 câu, mỗi câu có 4 mệnh đề, yêu cầu thí sinh xác định đúng/sai từng ý. Tổng cộng có 16 lệnh hỏi, chiếm 40% đề thi. Cách chấm điểm chi tiết như sau: đúng 1 ý được 0,1 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm; đúng cả 4 ý được trọn 1 điểm. Xác suất chọn ngẫu nhiên đúng cả 4 ý chỉ là 1/16, thấp hơn nhiều so với dạng trắc nghiệm thông thường, từ đó hạn chế tình trạng “khoanh bừa”.

Câu hỏi trả lời ngắn:
Gồm 6 câu (15% số lệnh hỏi), yêu cầu thí sinh tự điền kết quả. Dạng thức này gần giống tự luận, đánh giá chính xác khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Đây là dạng được sử dụng trong đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc đề đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Tổng điểm tối đa cho bài thi là 10 điểm. Với ba dạng thức có độ khó khác nhau và đòi hỏi kỹ năng làm bài chắc chắn, thí sinh cần có chiến lược ôn tập phù hợp để chinh phục bài thi một cách hiệu quả.

Kế hoạch ôn tập theo ba giai đoạn: Học đúng lúc, ôn đúng cách

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, cô Phạm Minh Nguyệt khuyến nghị học sinh nên xây dựng kế hoạch học tập chia theo ba giai đoạn rõ ràng:

Giai đoạn 1 (tháng 3 đến đầu tháng 4): Củng cố lý thuyết nền tảng
Học sinh cần học theo chuyên đề, chia nhỏ nội dung thành từng phần để dễ nắm bắt. Dùng sơ đồ tư duy, bảng công thức tổng hợp giúp ghi nhớ lâu. Ưu tiên học kỹ phần lý thuyết, ghi nhớ công thức, luyện bài tập mẫu để áp dụng kiến thức ngay sau khi học.

Giai đoạn 2 (tháng 4 đến giữa tháng 5): Luyện đề chuyên sâu
Tiến hành làm các đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, đề thi chính thức các năm trước và đề thi thử của các trường. Qua đó, rèn kỹ năng phân loại câu hỏi theo mức độ khó và phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Cần ghi chú những câu sai và chủ động ôn lại phần kiến thức còn hổng.

Giai đoạn 3 (giữa tháng 5 đến trước kỳ thi): Ôn tập tăng tốc
Ở giai đoạn nước rút, học sinh nên luyện đề tổng hợp mỗi ngày, mô phỏng như thi thật. Đồng thời, ôn lại sơ đồ tư duy, rà soát lỗi sai phổ biến, học mẹo sử dụng máy tính cầm tay để tính nhanh. Quan trọng là duy trì nhịp học hợp lý và giữ sức khỏe ổn định.

Kỹ năng làm bài thi: Những lưu ý giúp tránh mất điểm

Tùy theo từng dạng câu hỏi trong đề, học sinh cần áp dụng chiến thuật làm bài riêng:

Với trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Đọc kỹ đề, xác định kiến thức liên quan, dùng tư duy loại trừ để chọn phương án đúng. Cẩn thận với những từ mang tính tuyệt đối như “luôn luôn”, “duy nhất”, “chỉ khi” vì đây thường là bẫy. Tránh học mẹo, thay vào đó, hãy hiểu bản chất hiện tượng vật lí để không bị đánh lừa.

Với câu hỏi đúng/sai:
Phân tích từng mệnh đề độc lập, không để ý kiến này ảnh hưởng đến ý kiến khác. Gạch chân từ khóa, dùng lý thuyết hoặc ví dụ phản chứng để xác định chính xác. Ghi nháp nếu cần, nhằm tránh nhầm lẫn giữa các khái niệm, đơn vị, điều kiện hay hiện tượng vật lí.

Với câu hỏi trả lời ngắn:
Cần trình bày bước giải logic, tính toán chính xác, ghi đúng đơn vị và làm tròn kết quả đúng yêu cầu. Cẩn trọng với dấu âm/dương, các phép biến đổi đại số cơ bản. Thí sinh chỉ có khoảng 2 phút cho mỗi câu nên tốc độ và độ chính xác là yếu tố then chốt.

Học có chiến lược – Điểm cao trong tầm tay
Cô Phạm Minh Nguyệt nhấn mạnh rằng, việc ôn luyện cần hướng tới trọng tâm và hiểu bản chất. Học sinh nên tránh học thụ động, hãy tự đặt câu hỏi, chủ động giải thích các hiện tượng, xem mỗi lần làm sai là cơ hội để sửa và học thêm. Điều quan trọng là giữ vững niềm tin: Nếu học đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có thể đạt điểm cao trong môn Vật lí kỳ thi THPT 2025.

Với cấu trúc đề thi mới và định hướng đánh giá năng lực, môn Vật lí trong kỳ thi THPT 2025 đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng linh hoạt. Ôn tập đúng trọng tâm, luyện đề đều đặn và làm chủ kỹ năng là chìa khóa để đạt kết quả cao. Chuẩn bị tốt hôm nay chính là nền tảng để tự tin bước vào kỳ thi quyết định phía trước.

Xem thêm:

Bộ GD-ĐT công bố lịch thi THPT 2025 và những quy định chính thức

Phụ huynh và thí sinh cần lưu ý gì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Những thay đổi mang tính bước ngoặt


Năm học 2025, Trường Đại học CMC đào tạo các ngành/chương trình đào tạo đón đầu xu hướng: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Trí tuệ Nhân tạo, Kỹ thuật Phần mềm, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Công nghệ Robot thông minh, Quản trị Kinh doanh, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Digital Marketing, Thương mại điện tử, Thiết kế Đồ họa, Đồ họa game, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Tiếng Nhật thương mại.

Đây là những ngành học chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực với mức thu nhập khủng, phù hợp với những bạn trẻ năng động, tự tin và khao khát khai phá Thế giới Số. Các sĩ tử hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển ngay tại trang: https://xettuyen.cmcu.edu.vn/ để tự tin trúng tuyển ngành học yêu thích và giành lợi thế xét học bổng giảm 100% học phí từ Trường Đại học CMC nhé!

trường đại học cmc xét tuyển đại học chính quy năm 2025