Ngành Khoa học máy tính là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?

Ngành Khoa học máy tính là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, Khoa học máy tính đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ yêu thích lập trình, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Qua bài viết dưới đây, Trường Đại học CMC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Khoa học máy tính là gì, các môn học trong chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính sau khi tốt nghiệp ra sao, nên lựa chọn theo học ngành Khoa học máy tính hay Công nghệ Thông tin.

khoa học máy tính là gì có dễ xin việc không

Khoa học máy tính là gì? Học gì?

Khái niệm Khoa học máy tính

Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành nghiên cứu nền tảng và ứng dụng của máy tính, tập trung vào các thuật toán, hệ thống phần mềm, cấu trúc dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), bảo mật mạng và nhiều lĩnh vực công nghệ tiên tiến khác. Đây là lĩnh vực cốt lõi trong thời đại số, giữ vai trò trung tâm trong sự phát triển của hầu hết các ngành nghề hiện đại như y tế, giáo dục, tài chính, sản xuất và giải trí.

Ngành học này không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà còn phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng vào thực tiễn, từ việc xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp cho tới thiết kế hệ thống AI thông minh.

Ngành Khoa học máy tính học gì?

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ cung cấp kiến thức cốt lõi có tính chất nền tảng và hiện đại của ngành, cùng với những thức chuyên sâu về Trí tuệ nhân tạo, Khoa học Dữ liệu, Phát triển phần mềm và Hệ thống thông tin.

Tại Trường Đại học CMC, chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính được thiết kế theo định hướng đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ (ACM), Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ của Mỹ (ABET) và Hệ thống chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin của Nhật Bản (ITSS). 100% môn học có sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia, quản lý cấp cao của Tập đoàn Công nghệ CMC, Samsung và các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm các môn học:

Đại cương

Lý luận chính trị và pháp luật:

  • Triết học Mác – Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Pháp luật đại cương

Toán và khoa học cơ bản:

  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Phương pháp tính

Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng mềm và tư duy khởi nghiệp
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Cơ sở khối ngành

Các học phần bắt buộc:

  • Toán rời rạc
  • Nhập môn Công nghệ thông tin – Truyền thông
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Cơ sở lập trình
  • Cơ sở lập trình Web
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Kiến trúc máy tính
  • Hệ điều hành
  • Cơ sở dữ liệu
  • Công nghệ phần mềm

Học phần tự chọn chung:

  • Vật lý điện – điện tử
  • Lập trình Python
Cơ sở ngành

Các học phần bắt buộc:

  • Pháp lý và Đạo đức nghề nghiệp
  • Thuật toán ứng dụng
  • An toàn thông tin
  • Mạng máy tính và truyền thông
  • Quản lý dự án CNTT
  • Phân tích và thiết kế hệ thống
  • Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Giao diện và trải nghiệm người dùng
  • Lập trình C#
  • Công nghệ và lập trình WEB
  • Đồ án chuyên ngành
  • Phân tích và thiết kế giải thuật
  • Đồ họa máy tính
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Học máy và khai phá dữ liệu

Các học phần tự chọn:

  • Điện toán đám mây
  • Hệ thống số
  • Lý thuyết độ phức tạp
Chuyên ngành

Định hướng Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn:

  • Học sâu và ứng dụng
  • Phân tích dữ liệu lớn
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Thị giác máy tính
  • Các hệ thống song song và phân tán

Định hướng Phát triển phần mềm:

  • Thiết kế và xây dựng phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm
  • Phát triển ứng dụng di động
  • Lập trình game
  • Quản lý dịch vụ Công nghệ thông tin

Định hướng Hệ thống thông tin:

  • Nhập môn Hệ thống thông tin
  • Cơ sở dữ liệu đa phương tiện
  • Quản lý Hệ thống thông tin
  • An toàn và bảo mật hệ thống thông tin
  • Quản trị học

Xem thông tin chi tiết về Chương trình đào tạo của Ngành Khoa học Máy tính TẠI ĐÂY.

Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành qua các đồ án lớn, tham gia các dự án doanh nghiệp thực tế để phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tư duy phản biện và làm việc nhóm.

Chọn ngành Khoa học Máy tính hay Công nghệ Thông tin?

học bổng trường Đại học CMC

Khi đứng trước lựa chọn giữa ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin, nhiều thí sinh băn khoăn không biết ngành nào phù hợp hơn với năng lực và sở thích của mình. Thực tế, cả hai ngành đều quan trọng, có mối quan hệ bổ trợ chặt chẽ và đều là lựa chọn “vàng” trong thời đại số. Tuy nhiên, mỗi ngành lại có đặc điểm riêng, hướng tới những mục tiêu đào tạo và định hướng nghề nghiệp khác nhau.

Điểm giống và khác nhau giữa ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin

Theo PGS.TS. Vũ Việt Vũ – Trưởng khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học CMC, sự khác biệt lớn nhất giữa hai ngành nằm ở mục tiêu đào tạo và phương pháp tiếp cận công nghệ:

  • Khoa học Máy tính: tập trung nghiên cứu, phát triển và tối ưu hóa các công nghệ cốt lõi. Sinh viên ngành này sẽ làm việc sâu về thuật toán, lý thuyết tính toán, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, và được rèn luyện khả năng tư duy logic, sáng tạo trong giải quyết các bài toán phức tạp.
  • Công nghệ Thông tin: thiên về ứng dụng, hướng đến việc triển khai và vận hành các hệ thống phần mềm trong thực tế. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về quản trị hệ thống, mạng, cơ sở dữ liệu, phát triển phần mềm, an ninh mạng – những lĩnh vực trực tiếp phục vụ hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức.

Lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực cá nhân

Tiêu chí Khoa học Máy tính Công nghệ Thông tin
Tư duy cần thiết Logic, Toán học, sáng tạo Thực tiễn, giải quyết vấn đề
Môn học nổi bật Cấu trúc dữ liệu, Lập trình nâng cao, AI, Big Data Mạng máy tính, Quản trị hệ thống, Phát triển phần mềm, An toàn thông tin
Hướng nghề nghiệp Nghiên cứu viên, kỹ sư AI, chuyên gia dữ liệu, phát triển hệ thống Kỹ sư phần mềm, quản trị mạng, chuyên viên bảo mật, kỹ thuật viên hệ thống
Yêu cầu kỹ năng Tư duy trừu tượng cao, khả năng phân tích sâu Kỹ năng triển khai, teamwork, thích ứng nhanh

Một ví dụ sinh động có thể nhắc đến như trong chuỗi phát triển điện thoại thông minh, Khoa học Máy tính đảm nhiệm vai trò nghiên cứu nền tảng – từ hệ điều hành, thuật toán AI, đến tối ưu tính năng thông minh. Ngược lại, Công nghệ Thông tin chịu trách nhiệm triển khai các ứng dụng, phần mềm quản lý, và tích hợp các hệ thống để sản phẩm hoàn thiện đến tay người dùng.

PGS.TS. Vũ Việt Vũ nhấn mạnh: “Cả hai ngành đều yêu cầu kỹ năng lập trình và tư duy logic, tuy nhiên Khoa học Máy tính yêu cầu nền tảng toán học mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, Công nghệ Thông tin đề cao tính thực tiễn và khả năng ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề đời sống.

Nếu bạn có thế mạnh về toán học, tư duy logic và yêu thích nghiên cứu sâu, KHMT là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn thích triển khai công nghệ, làm việc với phần mềm và giải quyết các vấn đề thực tiễn, CNTT sẽ là con đường phù hợp hơn. Dù chọn ngành nào, điều quan trọng là bạn luôn sẵn sàng học hỏi, phát triển kỹ năng tự học và khả năng thích nghi với sự thay đổi không ngừng của công nghệ.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin đều có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong thời đại chuyển đổi số. Bạn có thể làm việc tại các công ty công nghệ, trung tâm dữ liệu, doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí:

  • Lập trình viên phần mềm, kỹ sư hệ thống
  • Chuyên viên an ninh mạng, kỹ sư AI
  • Phân tích dữ liệu, phát triển ứng dụng
  • Quản trị cơ sở dữ liệu, quản lý dự án công nghệ
  • Nghiên cứu khoa học máy tính hoặc CNTT

Xem thêm: Lựa chọn giữa ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm: Chương trình đào tạo ra sao? Đâu là hướng đi phù hợp với bạn?

Cơ hội nghề nghiệp ngành Khoa học máy tính? Học ngành Khoa học máy tính có dễ xin việc không?

Hiện nay, ngành Khoa học máy tính đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo báo cáo của TopDev, đến năm 2025, Việt Nam sẽ cần khoảng 700.000 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 530.000 người, dẫn đến thiếu hụt gần 200.000 nhân lực.

Nguyên nhân không chỉ đến từ tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, mà còn do chất lượng đào tạo chưa theo kịp thực tiễn, sinh viên thiếu kỹ năng mềm, ngoại ngữ và khả năng thích ứng. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang gặp khó khăn trong tuyển dụng, buộc phải tăng lương, đào tạo lại (reskill) hoặc tìm kiếm nguồn nhân lực từ xa (remote). Tuy nhiên, chính điều này cũng mở ra cơ hội lớn cho những bạn trẻ có định hướng rõ ràng và sẵn sàng đầu tư nghiêm túc vào việc học tập và phát triển kỹ năng chuyên sâu trong ngành Khoa học máy tính.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể đảm nhiệm nhiều vị trí hấp dẫn như:

  • Lập trình viên Hệ thống và cơ sở dữ liệu;
  • Chuyên viên Tư vấn về trí tuệ nhân tạo;
  • Chuyên viên Phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống thông tin;
  • Chuyên viên Quản trị các hệ thống/dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ;
  • Chuyên viên Quản lý dự án công nghệ thông tin;
  • Chuyên viên Tư vấn về lĩnh vực cơ sở dữ liệu đa phương tiện;
  • Khởi nghiệp trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin – Truyền thông (ICT).

Tại sao nên học ngành Khoa học Máy tính tại Trường Đại học CMC?

Sinh viên thực hành với dự án thực tế ngay từ năm nhất

Chia sẻ về điểm khác biệt trong đào tạo Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính tại Trường Đại học CMC, Phó Giáo sư Vũ Việt Vũ cho biết, nhà trường thiết kế chương trình theo định hướng tiếp cận chuẩn kiểm định ABET – tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Các chương trình đào tạo được xây dựng gắn với nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính. Các môn học được thiết kế theo hướng cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, học máy, khoa học dữ liệu, và blockchain và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực”, Phó Giáo sư Vũ cho biết.

Open Talk giao lưu chia sẻ quá trình thực tập tại CMC Global của sinh viên Trường Đại học CMC.
Sinh viên Trường Đại học CMC được thực tập tại CMC Global như một nhân viên chính thức trong vòng 4 tháng.

Đặc biệt, sự tham gia sâu của đội ngũ chuyên gia đến từ Tập đoàn CMC đã tạo nên tính thực tiễn cao cho chương trình học. Theo thầy Vũ, từng bài giảng, bài tập, đồ án, chương trình thực tập đều gắn với thực tiễn doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu theo các định hướng chuyên ngành, đồng thời thực hành với các dự án thực tế ngay từ năm đầu. Kỳ thực tập On Job Training kéo dài 16 tuần tại doanh nghiệp với sự huấn luyện và dẫn dắt của các chuyên gia tại doanh nghiệp cũng là điểm nhấn quan trọng của quá trình đào tạo.

Song song với đó, sinh viên còn có cơ hội thực tập, học các khóa ngắn hạn và làm khóa luận tốt nghiệp tại nước ngoài. Theo Phó Giáo sư Vũ, môi trường học tập tại Trường Đại học CMC còn được nâng tầm nhờ hệ sinh thái doanh nghiệp lớn mạnh: “Sinh viên có cơ hội thực tập, làm việc, nghiên cứu tại Tập đoàn CMC ngay trong quá trình học. Sinh viên được tham gia vào các dự án thực tế, được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành”.

Ngoài ra, Nhà trường cũng phát triển mạng lưới hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghệ, giúp sinh viên sớm tiếp cận thị trường lao động. “Nhà trường có mạng lưới hợp tác chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong Tập đoàn CMC và các đối tác công nghệ khác để tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc làm trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm, quản lý hệ thống mạng, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo…

Về cơ sở vật chất, Nhà trường đầu tư đồng bộ các phòng học hiện đại, phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu, cùng các hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học và nghiên cứu.

IC Design Lab
Sinh viên Trường Đại học CMC được thực hành với cơ sở vật chất hiện đại.

Như PGS.TS. Vũ Việt Vũ chia sẻ, mỗi ngành học đều có thế mạnh và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ. Thay vì chỉ chú trọng vào việc ngành nào ‘hot’ hơn, học sinh nên cân nhắc và xác định rõ thế mạnh, đam mê của bản thân. Điều này sẽ giúp học sinh lựa chọn ngành học phù hợp với định hướng nghề nghiệp lâu dài và phát huy tối đa khả năng của mình.

Quỹ học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” tổng trị giá 96 tỷ đồng năm 2025

Đồng hành cùng những thí sinh xuất sắc trên hành trình chinh phục tri thức, Tập đoàn Công nghệ CMC trao tặng học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” tổng trị giá lên đến 96 tỷ đồng cho những bạn trẻ có thành tích học tập ấn tượng khi xét tuyển vào Trường Đại học CMC năm 2025. Không chỉ là phần thưởng danh giá, học bổng này còn là tấm vé vàng giúp các sĩ tử vững bước trên con đường đại học, mở ra tương lai đầy triển vọng.

Thông tin chi tiết về điều kiện xét học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” năm 2025.

Thông tin chi tiết về điều kiện xét học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” năm 2025.

Để tăng cơ hội nhận học bổng, thí sinh có thể tận dụng những lợi thế như kết quả học tập THPT (học bạ), giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thành tích tại kỳ thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia/quốc tế, hoặc sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, JLPT, TOPIK.

Xem thông tin chi tiết về điều kiện học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” TẠI ĐÂY.

Trường Đại học CMC tặng laptop cho 100% tân sinh viên nhập học năm 2025

Năm 2025, Trường Đại học CMC dành tặng laptop cho 100% tân sinh viên nhập học, đây là minh chứng cho cam kết đồng hành và hỗ trợ toàn diện của nhà trường trong suốt quá trình học tập và trưởng thành của các em. Chương trình trao tặng Laptop cho tân sinh viên được triển khai là một phần trong chiến lược chuyển đổi số với trọng tâm là trí tuệ nhân tạo (AI), thể hiện rõ định hướng và tầm nhìn phát triển bền vững của nhà trường.

Trường Đại học CMC tiếp tục trao tặng laptop cho thí sinh nhập học năm 2025.
Trường Đại học CMC tiếp tục trao tặng laptop cho thí sinh nhập học năm 2025.

Thí sinh nhập học Trường Đại học CMC năm 2025 sẽ được tặng 1 chiếc laptop nếu thỏa mãn ít nhất một trong các tiêu chí sau:

  • Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học CMC (CMC-TEST) năm 2025.
  • Thí sinh đặt CMC là nguyện vọng 1 trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và hoàn tất phí giữ học bổng, ưu đãi.
  • Tổng điểm kết quả học tập THPT HK1 lớp 12 hoặc cả năm lớp 12 theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển năm 2025 đạt từ 31,00/40,00 điểm trở lên.

Xem thêm:


trường đại học cmc xét tuyển đại học chính quy năm 2025

Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Khoa học Máy tính là gì, chương trình đào tạo và tiềm năng nghề nghiệp của ngành Khoa học Máy tính. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này và mong muốn được trang bị kiến thức một cách bài bản, chuyên sâu, Trường Đại học CMC sẽ là lựa chọn lý tưởng để hiện thực hóa hoài bão của bạn. Quý phụ huynh và học sinh có thể tìm hiểu thêm và đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ: https://xettuyen.cmcu.edu.vn/. Hãy cùng Trường Đại học CMC khai phá tiềm năng, dẫn đầu xu thế và tự tin khẳng định bản lĩnh trong kỷ nguyên số ngay từ hôm nay.