Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam”: Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam”: Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam” diễn ra ngày 28/05/2025 do Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sinh viên Trường Đại học CMC đã để lại dấu ấn sâu sắc với tinh thần học thuật chủ động, khả năng giao tiếp nổi bật và niềm đam mê văn hóa – văn học quốc tế. Đây là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Ba Lan, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, đồng thời mở rộng không gian tiếp cận tri thức toàn cầu cho thế hệ trẻ.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam” do Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam tổ chức ngày ngày 28/05/2025 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Văn học Ba Lan – Kho tàng di sản và kết nối văn hóa

Văn học Ba Lan có di sản phong phú và đa dạng với 5 nhà văn từng đoạt giải Nobel văn học và nhiều tác giả nhiều nổi tiếng, góp phần định hình sự phát triển của nền văn học thế giới qua nhiều thời kỳ. Tới nay đã có 120 tác phẩm của Ba Lan được dịch sang tiếng Việt, kết nối hai nền văn học tuy xa cách về mặt địa lý nhưng cùng chia sẻ nhiều giá trị về tư tưởng.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam” được tổ chức tại “trường đại học đầu tiên của Việt Nam” có ý nghĩa biểu trưng rất lớn về sự kết nối này: “Văn Miếu – Quốc Tử Giám vinh dự là địa điểm đồng hành tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện “Văn hóa Ba Lan tại Việt Nam”. Không gian này lưu giữ những giá trị cốt lõi của đạo học Việt Nam, là nơi các nho sinh trải nghiệm đời sống văn học phong phú và hấp dẫn. Sự kết nối giữa các nền văn học, giữa quá khứ và hiện tại sẽ góp phần lan tỏa giá trị của hòa bình, của tình yêu cái đẹp, giá trị của mối quan hệ giữa Việt Nam và Ba Lan“.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Sự kiện “Văn học Ba Lan tại Việt Nam” gồm nhiều hoạt động như triển lãm các tác phẩm văn học Ba Lan đã được dịch sang tiếng Việt Nam gồm các thể loại văn học kinh điển, văn học đương đại, văn học thiếu nhi…, tọa đàm về văn học Ba Lan với sự tham gia của các dịch giả, các nhà xuất bản, giao lưu với các bạn sinh viên yêu thích ngôn ngữ và văn học Ba Lan.

Chúng tôi muốn giới thiệu văn học Ba Lan với thế hệ trẻ, để họ có thể tiếp nối công việc của thế hệ đi trước. Như các bạn biết, hầu hết dịch giả nổi tiếng nhất về tiếng Ba Lan đều là những người ở độ tuổi 60, 70, 80. Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ có một thế hệ dịch giả trẻ tuổi hơn kế cận công việc này, đồng thời nghiên cứu những tác phẩm văn học hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu những người trẻ tuổi” – bà Joanna Skoczek, Đại sứ nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam cho biết.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Bà Joanna Skoczek – Đại sứ nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam.

Sinh viên Trường Đại học CMC – đại diện cho thế hệ trẻ năng động, hội nhập trong kỷ nguyên số

Trong phần giao lưu với các diễn giả, sinh viên Trường Đại học CMC đã thể hiện rõ sự chủ động, tự tin và tinh thần học hỏi. Đặc biệt, các bạn đã đóng góp tới 4 trong tổng số 5 câu hỏi được gửi đến diễn giả – cho thấy sự quan tâm sâu sắc và thái độ tham gia tích cực. Những câu hỏi được đặt ra không chỉ mang tính thời sự mà còn chạm tới các chủ đề liên quan đến công nghệ, ngôn ngữ và văn hóa. Sinh viên Trường Đại học CMC tự tin trao đổi bằng tiếng Anh lưu loát, thể hiện khả năng tư duy phản biện sắc sảo, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các vị khách mời, đặc biệt là bà Joanna Skoczek – Đại sứ nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Các bạn sinh viên Trường Đại học CMC tự tin trao đổi và đặt câu hỏi với vị diễn giả bằng tiếng Anh một cách lưu loát, thể hiện khả năng tư duy phản biện.

Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học CMC đã đưa ra những câu hỏi mang tính thời sự về mối liên hệ giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và văn hóa đọc, thể hiện sự quan tâm đến những thay đổi trong hành vi tiếp nhận văn học của thế hệ số. Trả lời vấn đề này, bà Joanna Skoczek đưa ra nhận định sâu sắc: “AI có thể phát triển mạnh mẽ, nhưng không thể thay thế được cảm xúc và trải nghiệm sống – điều làm nên giá trị đích thực của tác phẩm văn học”.

Những chia sẻ từ Bà Đại sứ và các dịch giả không chỉ mang đến cái nhìn sâu sắc về văn học Ba Lan mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ về tình yêu văn chương và sự trân trọng tri thức. Bạn Kim Xuân Mai – sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng chia sẻ: “Những chia sẻ từ các dịch giả thực sự truyền cảm hứng và khiến em muốn tìm đọc thêm các tác phẩm đã được giới thiệu. Đặc biệt, phần trò chuyện của bà Đại sứ về cơ hội học tập tại Ba Lan giúp em có thêm định hướng cho việc học cao học sau này”.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Em Kim Xuân Mai – sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, em Phan Ngọc Ánh – sinh viên ngành Marketing bày tỏ: “Em rất ấn tượng với bác Nguyễn Hữu Dũng – người đã truyền tải công việc dịch thuật một cách gần gũi và đầy cảm hứng, giúp chúng em có cơ hội chạm gần hơn với nghề dịch”.

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Em Phan Ngọc Ánh – sinh viên lớp 23DM1, ngành Marketing, Khoa Kinh doanh và Quản lý.

Cùng với sự kiện lần này, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng các Trung tâm Ba Lan tại nhiều trường đại học trên cả nước, đồng thời cung cấp các chương trình học bổng, tài trợ dịch thuật, giao lưu học thuật quốc tế, và giải thưởng dịch thuật hàng năm. Đây là cơ hội quan trọng để sinh viên Trường Đại học CMC – những người đam mê ngôn ngữ, văn hóa và tri thức – tiếp cận với các chương trình học tập và nghiên cứu chuyên sâu trong môi trường quốc tế.

Thông qua sự kiện ý nghĩa này, sinh viên Trường Đại học CMC không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn hiện đại mà còn thể hiện tinh thần cầu tiến, chủ động tiếp cận với các giá trị văn hóa và học thuật quốc tế. Chương trình mang đến nhiều trải nghiệm ý nghĩa, góp phần mở rộng góc nhìn, kết nối văn hóa và khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về vai trò của văn học trong đời sống hôm nay. Qua đó giúp các bạn trẻ từng bước tham gia vào hành trình học tập và trưởng thành bằng chính sự quan tâm, đam mê và tinh thần học hỏi nghiêm túc.

Dưới đây là một số hình ảnh của thầy và trò Trường Đại học CMC tại sự kiện:

Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ
Sinh viên Trường Đại học CMC tham dự sự kiện Văn học Ba Lan tại Việt Nam - Cầu nối văn hóa và cảm hứng học thuật thế hệ trẻ