Thư chúc mừng của Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Trường Đại học CMC
15/05/2023 2023-05-15 10:33Thư chúc mừng của Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Trường Đại học CMC
Thư chúc mừng của Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Trường Đại học CMC
Nhân dịp tham dự Lễ ra mắt Trường Đại học CMC và Khai giảng Khóa 1, GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã viết thư chúc mừng gửi đến Trường Đại học CMC. Được sự đồng ý của Giáo sư, Trường Đại học CMC xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự Lễ ra mắt Trường Đại học CMC – mô hình Đại học Số đầu tiên của Việt Nam và Khai giảng Khóa 1.
GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại “Lễ tiếp nhận sách do gia đình Cố GS.TS.NGND Nguyễn Đình Trí trao tặng & Tọa đàm giảng dạy Toán cho các ngành Kỹ thuật & Công nghệ” tổ chức tại Trường Đại học CMC.
VUI MỪNG VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CMC =MC2
Trần Văn Nhung
(Hà Nội, 03/12/2022)
Tôi đã được mời tham dự Lễ ra mắt Trường Đại học CMC và Khai giảng Khóa 1, được tổ chức ngày 17/ 11/ 2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, làm Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình làm Hiệu trưởng; GS. TS. Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, làm Chủ tịch Danh dự Hội đồng Trường.
Xin chúc Trường sớm trở thành đại học số tiên phong trong công cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho đất nước!
Nhân dịp này tôi xin nhắc lại một kỷ niệm vui vui trên FB từ ngày 23/2/2019 của tôi với Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Trung Chính về Tập đoàn Công nghệ CMC, tức là từ trước khi Trường Đại học CMC ra đời.
Phương trình (hay công thức) E = mc2 do Albert Einstein tìm ra năm 1905 là một trong số 5 phương trình vĩ đại nhất của nhân loại đã làm thay đổi thế giới. Trong đó E là năng lượng, m là khối lượng vật chất và c là vận tốc ánh sáng trong chân không, c = 300.000 km/giây. Ông được xem nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại của nhân loại, là tác giả của Thuyết Tương đối hẹp (năm 1905), Thuyết Tương đối rộng (năm 1915) và được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”.
Từ mấy năm trước đây, khi trao đổi với ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, tôi đã “nối” hai biểu thức với nhau, mc2 với MC2 (= CMC, do tính giao hoán của phép nhân). Khác nhau chỉ “chút xíu” giữa m và M, c và C. Hôm qua, gặp lại ông Nguyễn Trung Chính tại Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội phần mềm Việt Nam/ VINASA ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, tôi rất ngạc nhiên khi Ông vẫn còn nhớ và nhắc lại công thức này.
“Công thức” U(niversity) = CMC = MC2 nói lên niềm tin rằng Trường Đại học CMC với năng lượng và nguồn lực tăng phi tuyến sẽ trở thành một đại học số tiên phong với nhiều hy vọng tốt đẹp.
Trần Văn Nhung (Bộ GD&ĐT)
Hình ảnh nguyên văn bức thư đáp lễ của GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
CMC Uni GS Tran Van Nhung - VUI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠI HỌC CMC có chữ đỏ